ượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác. Sự cân bằng hóa học tự nhiên nho cho phép nho lên men không cần thêm các loại đường, axit, enzym, nước hoặc chất dinh dưỡng khác.[1] Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi chúng thành rượu và carbon dioxit. Giống nho khác nhau và chủng nấm men khác nhau tạo thành các dạng khác nhau của rượu vang. Các dạng rượu vang nổi tiếng là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của hoa quả, các phản ứng liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tổng thể.
Rượu vang là một loại thuốc thần kinh, cũng như tất cả các loại đồ uống có cồn,[2] thường được sử dụng vì các hiệu ứng say của nó trong suốt lịch sử cho đến ngày hôm nay. Các hiệu ứng thần kinh của rượu vang được thể hiện rõ ở khẩu phần uống bình thường.[3][4]
Rượu vang làm từ các hoa quả không phải nho thường được đặt tên kèm tên sản phẩm mà từ đó chúng được lên men (ví dụ, rượu vang gạo, rượu vang lựu, rượu vang táo v.v...) và được gọi chung là rượu hoa quả. Thuật ngữ "rượu vang" cũng có thể bao gồm các loại đồ uống hoặc tinh bột đã lên men có nồng độ cồn cao, chẳng hạn như rượu lúa mạch, huangjiu, hoặc rượu sa kê.
Rượu vang có một lịch sử phong phú hàng ngàn năm, với việc sản xuất rượu vang sớm nhất cho đến nay được phát hiện đã xảy ra khoảng 6000 TCN ở Georgia.[5][6][7] Kỹ năng sản xuất rượu vang đã xuất hiện ở khu vực Balkan khoảng 4500 TCN. Rượu vang đã được uống để ăn mừng ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Kể từ khi xuất hiện đầu tiên trong lịch sử, rượu vang cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo. Rượu vang đỏ được người Ai Cập cổ đại coi là máu, Theo Plutarch, những người Ai Cập cổ đại đã tránh uống rượu vang thoải mái cho đến tận cuối thế kỷ thứ 7 TCN, triều đại Saite, "với suy nghĩ nó là máu của những người đã từng chiến đấu chống lại các vị thần".[8] Văn hóa Hy Lạp và các bí ẩn của thần Dionysus, được những người La Mã trong Bacchanalia tiếp nối chính là nguồn gốc của sân khấu phương Tây. Do Thái giáo nhắc đến nó trong Kiddush và Kitô giáo trong Bí tích Thánh thể, trong khi đó Hồi giáo lại cấm uống rượu.